OPEC+ trấn an thị trường, giá dầu quay đầu giảm
Trong phiên giao dịch sáng ngày 19/7 tại châu Á, giá dầu thô đã giảm gần 1% sau khi OPEC+ đồng ý tăng nguồn cung từ tháng 8 và khép lại tranh chấp giữa hai đồng minh thân cận Arab Saudi - UAE.
Cụ thể, theo ghi nhận của CNBC, giá dầu Brent giao sau có thời điểm giảm 0,88% xuống còn 72,94 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI giao sau mất 0,97% xuống khoảng 71,11 USD/thùng.
Hồi cuối tuần qua, liên minh dầu mỏ đã nhất trí tăng sản lượng khoảng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng từ tháng 8 năm nay. Đồng thời, OPEC+ còn đồng ý nâng hạn ngạch cơ sở đến tháng 5/2022 cho UAE, Iraq, Kuwait, Nga và Arab Saudi.
Trong đó, mức sản lượng cơ sở của UAE được nâng từ 3,17 triệu thùng/ngày lên khoảng 3,5 triệu thùng/ngày, thấp hơn so với con số 3,8 triệu thùng/ngày mà đất nước Trung Đông này yêu cầu.
Chia sẻ với CNBC, các chuyên gia cho biết thà các bộ trưởng OPEC+ đạt được thỏa thuận còn hơn là trắng tay ra về. Ông Andy Lipow, Chủ tịch của công ty thương mại Lipow Oil Associates, nhận xét: "Theo tôi, các nước thành viên OPEC+ hiểu rằng thà có thỏa thuận còn hơn không".
Trước khi đạt được thỏa hiệp, các cuộc đàm phán của OPEC+ đã bị rơi vào bế tắc sau khi UAE từ chối lùi thời hạn của thỏa thuận giảm sản lượng đến cuối năm 2022 nếu liên minh dầu mỏ không đồng ý nâng hạn ngạch cơ sở cho nước này.
Tình hình khi đó khiến ngành công nghiệp dầu mỏ cũng như nhà đầu tư lo lắng vì một số chuyên gia cảnh báo rằng giá dầu có thể chạm nóc hoặc lao dốc nếu OPEC+ không đạt được thỏa thuận.
"Nếu OPEC và các đồng minh không chốt được thỏa thuận, các nước thành viên sẽ được tháo xích và tự do tăng sản lượng theo ý muốn. Điều này lại còn diễn ra ngay tại thời điểm nhu cầu chưa phục hồi vững chắc vì ảnh hưởng của biến chủng Delta", ông Lipow giải thích.
Bà Helima Croft, trưởng bộ phận phân tích hàng hóa tại RBC Capital Markets, cho biết: "Thỏa thuận mới sẽ giúp trấn an thị trường rằng OPEC+ không muốn lao đầu vào rắc rối và ồ ạt bơm dầu ra thị trường trong tương lai gần".
Năm ngoái, để đối phó với ảnh hưởng của đại dịch, OPEC+ đã nhất trí giảm sản lượng khoảng 10 triệu thùng/ngày trong giai đoạn tháng 5/2020 - tháng 4/2022.
"Có một điểm chắc chắn là liên minh dầu mỏ không muốn giá dầu thô rơi xuống ngưỡng 10 - 20 USD/thùng một lần nữa", ông Lipow nhấn mạnh.
Khả Nhân
Theo Doanh nghiệp niêm yết
Bài viết cùng chuyên mục
Lạm phát ảnh hưởng đến các kênh đầu tư như thế nào?
07:57:05 AM 15/03/2022
Chứng khoán Việt vào top có mức sinh lời cao bậc nhất thế giới, dự báo lập đỉnh mới năm 2022
10:46:26 AM 04/01/2022
Thương vụ lịch sử và bước ngoặt tỷ đô của công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất Việt Nam
12:05:11 PM 28/12/2021
Video
Eci Holdings
00:17:40 AM 30/08/2021
Dự án Green Pearl Tuần Châu - Concept by Eci Holdings
14:40:33 PM 07/07/2021
Green Pearl Tuần Châu - Nơi tinh hoa hội tụ | Concept by Eci Holdings
14:39:42 PM 07/07/2021
Góc chuyên gia
-
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền
13:15:31 PM 05/06/2022
-
6 nhóm chỉ số tài chính trong phân tích hoạt động tài chính Doanh nghiệp
12:57:53 PM 22/05/2022
-
Chính sách mới về thuế, kế toán - kiểm toán có hiệu lực tháng 4/2022
08:57:22 AM 29/03/2022
-
Hàng loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 4/2022
09:31:31 AM 28/03/2022
-
Đầu tư chứng khoán căn bản (C7) - Đọc hiểu báo cáo tài chính Doanh nghiệp
22:46:24 PM 22/03/2022