Ngày 15/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã đồng ý điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng (TCTD) đảm bảo nguyên tắc nhất quán để đạt được mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và thực hiện chủ trương của Chính phủ “vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế”.
Việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hay còn gọi là "nới room" được thực hiện trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng. NHNN cũng đánh giá kỹ tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng TCTD, ưu tiên đối với TCTD thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân.
Theo NHNN, việc "nới room" nhằm góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế trước tác động bất lợi của đại dịch COVID-19, đồng thời không chủ quan với rủi ro lạm phát, song song với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách tiền tệ khác.
Cụ thể, thay vì mức cao nhất là 10 - 12% được cấp ban đầu, trong đợt cấp tăng trưởng tín dụng lần này, có ngân hàng được điều chỉnh mức tăng trưởng tín dụng cả năm lên tới 14 - 15%.
Các ngân hàng được "nới room" tín dụng hầu hết là những ngân hàng đã đáp ứng tốt chuẩn Basel II, một số đã bước sang lộ trình Basel III.
Trước đó, Hiệp hội Ngân hàng đã tổ chức cuộc họp với các TCTD là hội viên để trao đổi, thống nhất phương thức và thời gian thực hiện việc giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu trong 5 tháng cuối năm 2021 theo chỉ đạo của lãnh đạo NHNN.
Sau đó, nhiều ngân hàng đã đồng thuận giảm lãi suất để hỗ trợ DN, người dân vượt qua khó khăn do dịch COVID-19. Lãnh đạo NHNN đề nghị các ngân hàng ngoài việc hỗ trợ DN, người dân, nền kinh tế vượt qua khó khăn, vẫn phải bảo đảm an toàn hệ thống.
Từ đầu năm đến nay, thực hiện chủ trương và chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để thực hiện được việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19.
Việc điều hành chính sách tiền tệ đã góp phần hỗ trợ kinh tế trong nước phục hồi, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 5,64%, lạm phát được kiểm soát, bình quân 6 tháng so với cùng kỳ là 1,47%.
Thị trường tiền tệ và ngoại hối duy trì ổn định, thanh khoản của các tổ chức tín dụng (TCTD) bảo đảm, tín dụng tăng ngay từ đầu năm và cao hơn cùng kỳ năm trước, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm.
Từ đầu năm, NHNN đặt mục tiêu ngành ngân hàng tăng trưởng tín dụng 12% để định hướng trong điều hành chính sách tiền tệ.
Huy Thắng
Theo Báo Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Lạm phát ảnh hưởng đến các kênh đầu tư như thế nào?
07:57:05 AM 15/03/2022
Chứng khoán Việt vào top có mức sinh lời cao bậc nhất thế giới, dự báo lập đỉnh mới năm 2022
10:46:26 AM 04/01/2022
Thương vụ lịch sử và bước ngoặt tỷ đô của công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất Việt Nam
12:05:11 PM 28/12/2021
Video
Eci Holdings
00:17:40 AM 30/08/2021
Dự án Green Pearl Tuần Châu - Concept by Eci Holdings
14:40:33 PM 07/07/2021
Green Pearl Tuần Châu - Nơi tinh hoa hội tụ | Concept by Eci Holdings
14:39:42 PM 07/07/2021
Góc chuyên gia
-
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền
13:15:31 PM 05/06/2022
-
6 nhóm chỉ số tài chính trong phân tích hoạt động tài chính Doanh nghiệp
12:57:53 PM 22/05/2022
-
Chính sách mới về thuế, kế toán - kiểm toán có hiệu lực tháng 4/2022
08:57:22 AM 29/03/2022
-
Hàng loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 4/2022
09:31:31 AM 28/03/2022
-
Đầu tư chứng khoán căn bản (C7) - Đọc hiểu báo cáo tài chính Doanh nghiệp
22:46:24 PM 22/03/2022