Tại thời điểm 30/6/2021, MB có vốn chủ sở hữu hơn 55.900 tỷ đồng, tăng 11,8% so với đầu năm, trong đó lợi nhuận chưa phân phối là hơn 16.400 tỷ đồng, tăng 26,1% so với đầu kỳ.
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã chứng khoán MBB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2021.
Tính đến hết quý 2 năm nay, ngân hàng đạt tổng tài sản hơn 523 nghìn tỷ đồng, tăng 5,65% so với cuối năm 2020. Trong đó cho vay khách hàng đạt dư nợ hơn 325 nghìn tỷ đồng, đồng, tăng 10,5% so với đầu năm. Cả chứng khoán đầu tư lẫn chứng khoán kinh doanh ở MB đều tăng mạnh, trong đó chứng khoán đầu tư tăng 10,3% với tổng dư nợ hơn 110 nghìn tỷ đồng còn chứng khoán kinh doanh tăng 40% lên hơn 4.200 tỷ.
Huy động vốn khách hàng tăng 10,3% đạt hơn 343 nghìn tỷ đồng, phát hành giấy tờ có giá tăng 4% lên trên 52 nghìn tỷ đồng.
Các giao dịch trên liên ngân hàng của MB 6 tháng đầu năm nay giảm mạnh hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước cũng giảm.
Tất cả các mảng kinh doanh trọng yếu của MB đều tăng trưởng mạnh ở quý 2 và 6 tháng đầu năm nay. Trong đó thu nhập lãi thuần riêng quý 2 tăng xấp xỉ 42% so với cùng kỳ, đạt hơn 6.562 tỷ đồng; luỹ kế 6 tháng tăng 34,2% đạt hơn 12.500 tỷ. Lãi thuần từ dịch vụ quý 2 tăng gần 8,9% đạt 1.029 tỷ đồng trong khi 6 tháng tăng 24% đạt hơn 2.095 tỷ đồng.
Tổng thu nhập từ hoạt động của MB trong quý 2 tăng 35,8% đạt hơn 8.924 tỷ đồng và 6 tháng tăng 40% đạt hơn 18.117 tỷ. Tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng hợp nhất quý 2 tăng 16,5% đạt 3.406 tỷ đồng, 6 tháng tăng 56% đạt 7.986 tỷ.
Đáng chú ý, chi phí hoạt động của MB tăng cao trong năm nay với quý 2 tăng 25% và 6 tháng tăng 34%. Riêng chi cho nhân viên trong 6 tháng đầu năm tăng 23%, với thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên là 30,64 triệu đồng/người/tháng.
Về chất lượng tín dụng, ngân hàng có tổng cộng 2.530 tỷ đồng nợ xấu tại thời điểm cuối tháng 6/2021, chiếm 0,76% trên tổng dư nợ, giảm 22% so với cùng kỳ. Trong đó nợ nhóm 3 tăng 30% nhưng nợ nhóm 4 và nhóm 5 lại giảm, riêng nợ nhóm 5 – tức là các khoản nợ có khả năng mất vốn giảm tới 56% so với cùng kỳ.
Trong khi nợ xấu giảm thì ngân hàng lại tăng mạnh dự phòng rủi ro. Số liệu tại báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, chi phí dự phòng rủi ro tại MB trong quý 2 năm nay tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước và luỹ kế 6 tháng tăng 56%. Với mức tăng mạnh dự phòng rủi ro, đến hết quý 2 năm nay, tỷ lệ dự phòng rủi ro bao nợ xấu của MB đạt tới 310% (tức cứ 1 đồng nợ xấu ngân hàng dự phòng tới 3,1 đồng), là mức cao nhất trong toàn ngành.
Tại thời điểm 30/6/2021, MB có vốn chủ sở hữu hơn 55.900 tỷ đồng, tăng 11,8% so với đầu năm, trong đó lợi nhuận chưa phân phối là hơn 16.400 tỷ đồng, tăng 26,1% so với đầu kỳ.
Theo Nhịp sống kinh tế
Bài viết cùng chuyên mục
Lạm phát ảnh hưởng đến các kênh đầu tư như thế nào?
07:57:05 AM 15/03/2022
Chứng khoán Việt vào top có mức sinh lời cao bậc nhất thế giới, dự báo lập đỉnh mới năm 2022
10:46:26 AM 04/01/2022
Thương vụ lịch sử và bước ngoặt tỷ đô của công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất Việt Nam
12:05:11 PM 28/12/2021
Video
Eci Holdings
00:17:40 AM 30/08/2021
Dự án Green Pearl Tuần Châu - Concept by Eci Holdings
14:40:33 PM 07/07/2021
Green Pearl Tuần Châu - Nơi tinh hoa hội tụ | Concept by Eci Holdings
14:39:42 PM 07/07/2021
Góc chuyên gia
-
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền
13:15:31 PM 05/06/2022
-
6 nhóm chỉ số tài chính trong phân tích hoạt động tài chính Doanh nghiệp
12:57:53 PM 22/05/2022
-
Chính sách mới về thuế, kế toán - kiểm toán có hiệu lực tháng 4/2022
08:57:22 AM 29/03/2022
-
Hàng loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 4/2022
09:31:31 AM 28/03/2022
-
Đầu tư chứng khoán căn bản (C7) - Đọc hiểu báo cáo tài chính Doanh nghiệp
22:46:24 PM 22/03/2022